»

Vụ nổ kỳ bí nhất thế giới

Thứ ba - 24/05/2016 08:16
Hãng tin Nga Ria Novosti đưa tin trong mấy ngày nay các nhà khoa học từ khắp nơi đổ về khu vực Siberia (từ ngày 26-28) của Nga để kỷ niệm 100 năm xảy ra sự kiện Tunguska - một trong những vụ nổ kỳ bí nhất thế giới.
 
Thượng nguồn con sông Stony Tunguska - nơi xảy ra vụ nổ kỳ bí năm 1908
 
Đây là vụ nổ kỳ bí và chưa từng được lý giải bởi các nhà khoa học. Với sức công phá tương đương với 15 triệu tấn thuốc nổ TNT, vụ nổ đã san phẳng hơn 80 triệu cây rừng tại khu vực Siberia. Vị trí chính xác nơi xảy ra vụ nổ huyền bí này là phía thượng nguồn con sông Stony Tunguska vào ngày 30/6/1908.
 
Các nhà khoa học dự đoán rằng vụ nổ đã gây ra dư chấn khoảng 5 độ Richter, khiến nhiều người sống cách đó 70 km cũng phải giật mình, hơn 2.150 km vuông bị san phẳng.
Với sức công phá bằng 15 triệu tấn thuốc nổ TNT vụ nổ Tunguska đã san phẳng hơn 2.000 km vuông với hơn 80 triệu cây rừng
 
 
Theo tính toán, nếu như vụ nổ này xảy ra sau đó 4 tiếng 47 phút theo trục quay của trái đất thì thành phố thủ đô của Nga lúc bấy giờ là Saint Petersburg sẽ bị san thành bình địa. Ánh chớp phát ra từ vụ nổ Tunguska có thể được nhìn thấy ở châu Âu và cả châu Á.
 
Tuy nhiên, sự kiện huyền bí này đã đi vào quên lãng sau một loạt các sự kiện lịch sử của nhân loại như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Cuộc cách mạng và nội chiến ở Nga. Khoảng 20 năm sau đó tức là vào năm 1927 một đoàn thám hiểm dưới sự chỉ huy của Leonid Kulik - một chuyên gia nghiên cứu khí tượng của Viện hàn lâm khoa học Nga mới được khởi động nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ra vụ nổ kỳ bí nói trên.
 
Qua nghiên cứ địa hình và thu thập tất cả những bằng chứng được người dân sinh sống tại khu vực miền Trung Siberia cung cấp, Leonid Kulik đã cho rằng một thiên thạch đã rơi xuống khu vực này mặc dù Leonid Kulik và các thành viên trong đoàn thám hiểm của ông không tìm thấy bất cứ một vết tích nào ở dạng núi lửa nơi thiên thạch rơi xuống.
 
Khoảng 33 năm sau đó một cuộc nghiên cứu khoa học nữa được thực hiện nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân chính xác của vụ nổ với sức công phá gấp 1.000 lần quả bom nguyên tử được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
 
Cho đến nay các nhà khoa học đã đưa ra hàng nghìn giả thiết khác nhau từ đĩa bay, ngày tận thế, hố đen và tập trung nhiều nhất là giả thiết đây là hậu quả của một thiên thạch hay sao chổi rơi. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ giả thiết nào được cho là hợp lý và có bằng chứng lý giải thuyết phục nhất.
 
Tại diễn đàn Tunguska được tổ chức tại khu vực Krasnoyarsk – Siberia năm nay lại một lần nữa các nhà khoa học đã tập trung đầy đủ với các trang thiết bị máy móc từ hiện đại tới thô sơ với một mục đích duy nhất là tìm ra sự thật về nguồn gốc của vụ nổ kỳ bí đã chìm vào quên lãng cả thế kỷ nay.
 
Bình Nguyên (Theo Ria Novosti)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 5

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 2


Hôm nayHôm nay : 2753

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 184635

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7575047

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 25-05-2016 08:51:02 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:42 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:25 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:04 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:46 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:26 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:05 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:48:45 AM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai