»

Trung Quốc: Lạm phát lễ hội truyền thống

Thứ ba - 24/05/2016 02:19

TP - Trung Quốc hiện có khoảng 10.000 lễ hội truyền thống. Nhưng một thời gian dài trước đây, không ai đặt câu hỏi rằng liệu nước này có cần thêm nhiều lễ hội nữa hay không?

 

Một lễ hội truyền thống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.  Ảnh: China Daily

 

Trở lại năm 1949, khi nước CHND Trung Hoa thành lập, phần lớn các lễ hội truyền thống đã biến mất. Chúng từng bị coi là "tàn dư của mê tín, lạc hậu trong xã hội cũ". Chỉ duy nhất Hội Xuân vẫn là lễ hội hợp pháp, cùng sự xuất hiện của những ngày lễ hiện đại khác như Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Lao động, Quốc khánh…

Tới năm 2004, sau một cuộc tranh luận trong công chúng về tính phổ biến ngày càng tăng của lễ hội phương Tây và sự lỗi thời của lễ hội truyền thống, một số đại biểu Quốc hội Trung Quốc bắt đầu đề nghị Quốc hội hợp pháp hóa những lễ hội truyền thống lớn. Thông điệp chính được đưa ra là "Lễ hội truyền thống là hệ trọng. Bởi vậy, chúng cần được bảo vệ".

Tuy nhiên, nhiều người, nhất là giới trẻ, cho biết họ không hứng thú với các lễ hội kiểu này. Thay vào đó, họ thích hội hè phương Tây như Giáng sinh, Ngày lễ Tình nhân, Lễ Halloween, Lễ Tạ Ơn, Ngày nói dối…

Lý do phổ biến: "Lễ hội truyền thống buồn tẻ, cũ kỹ, còn lễ hội phương Tây hấp dẫn, thú vị hơn nhiều". Trong khi đó, các học giả Trung Quốc ra sức gìn giữ lễ hội truyền thống, bởi họ coi chúng là "nhân tố chính của bản sắc văn hóa, di sản lịch sử có một không hai".

Chỉ cần nhìn vào Hội Xuân, người Trung Quốc cũng có thể nhận thức sự mai một của phong tục truyền thống. Trước đây, dịp đầu năm, người dân có rất nhiều hoạt động vui tươi, như những cảnh người ta đã thấy trong Hồng Lâu Mộng.

Nhưng ngày này, họ chỉ chú trọng ăn, uống, đốt pháo bông, chơi mạt chược, xem ca nhạc tạp kỹ… Ở nông thôn, vẫn có múa dân gian "yangge", múa sư tử, treo đèn lồng nhưng hình thức năm nào cũng giống nhau.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, để thổi sức sống mới cho lễ hội truyền thống, không nên đổ lỗi cho người trẻ "a-dua" phương Tây mà phải thay đổi cách thức tổ chức lễ hội.

Một ví dụ: Xuân Kỷ Sửu, Truyền hình Trung Quốc đã tổ chức "Hội Xuân Trực tuyến", "Gala Xuân Toàn cầu" cho khán giả trong và ngoài nước thông qua Internet và các mạng điện thoại di động. Kết quả là người dân đánh giá rất cao cả hai chương trình này.

Tương tự, trong Tết Thanh minh, các "công dân mạng" Trung Quốc bắt đầu thiết lập các "nghĩa trang online" để tưởng nhớ người thân quá cố. Các lễ hội lớn như Hội Xuân, Tảo Mộ, Đua thuyền rồng, Trung thu, Tết Trùng Cửu, Báo hiếu cha mẹ… cũng đã được quy định là những lễ hội quy mô quốc gia, thu hút nhiều du khách nước ngoài.

Một số ý kiến lo ngại rằng, cách thức tổ chức mới có thể làm biến dạng lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, các nhà văn hóa khẳng định, truyền thống không tồn tại như những "vật hóa thạch". Ngược lại, truyền thống phải luôn tiến triển cùng xã hội.

Võ Giang
Theo China Daily

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 23

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 15


Hôm nayHôm nay : 14085

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 181098

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7571510

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 24-05-2016 09:51:02 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:42 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:25 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:04 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:46 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:26 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:05 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:48:45 PM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai