»

Tinh thần Ngày Quốc tế Lao động 1/5 sống mãi với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn

Thứ năm - 03/03/2016 22:03

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân với các phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

1. Lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1-5

Nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt. Cùng với đó, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động, mâu thuẫn giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản diễn ra ngày càng lớn.

Trong cuộc đấu tranh đó, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Các Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế I họp tại Genève (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ xuất hiện ở một số nơi của nước Anh, nước có nền phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.

Năm 1868, giới cầm quyền Mĩ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc chính phủ. Nhưng xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. Tháng 4/1884 tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn lao động Mĩ thông qua nghị quyết nêu rõ: từ ngày 1/5/1886, thời gian lao động trong một ngày làm việc của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký, giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ. Ngày 1/5/1886, công nhân toàn thành phố Chicago tiến hành bãi công, 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập”, cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cùng ngày đó, các Trung tâm công nghiệp ở nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia.

Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của CNLĐ trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động.

2. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam với ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam qua những tác phẩm của mình, giúp công nhân lao động Việt Nam hiểu rõ phong trào cộng sản, công nhân, công đoàn thế giới, nhất là về Cách mạng Tháng Mười Nga và ngày Quốc tế Lao động 1/5, biểu lộ sự đoàn kết với vô sản, cần lao quốc tế.

Sau khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam cũng lấy ngày 1/5 là ngày đoàn kết đấu tranh của mình, và cũng là lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 1930 – 1931, từ thành thị đến nông thôn, từ Bắc đến Nam nhiều nơi treo cờ Đảng, tổ chức mittinh, tuần hành thị uy, lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn vận động của Công hội, công nhân ta biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 đấu tranh đòi quyền lợi, tỏ tình đoàn kết với công nhân lao động thế giới.

Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Ngày 1/5/1938, tại khu vực đấu xảo ở Hà Nội (Cung Văn hoá Lao động ngày nay), Đảng ta đã tổ chức cuộc mít tinh lớn với 25.000 người tham gia. Đại diện mọi tầng lớp thợ thuyền và lao động Hà Nội, đứng theo hàng ngũ chỉnh tề và hát quốc tế ca, hô vang các khẩu hiệu cách mạng, chống chiến tranh đế quốc…

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước nhà độc lập, ngày 2/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quy định công nhân, lao động được hưởng lương trong ngày ngày nghỉ Quốc tế Lao động 1/5 hàng năm. Cũng từ đó, ngày 1/5 được coi là một trong những ngày lễ chính thức hàng năm của Nhà nước ta.

Tại Việt Nam, ngày Quốc tế lao động được công nhân lao động coi như ngày hội của mình. Tinh thần bất diệt của ngày Quốc tế lao động 1/5 hàng năm đã trở thành hành động đấu tranh đòi tự do dân chủ, chống áp bức bóc lột, đòi hòa bình độc lập dân tộc của công nhân lao động, tạo nên những dấu ấn của lịch sử. Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975) đến nay, ngày 1/5 vừa là điểm hẹn vừa là điểm xuất phát của nhiều phong trào thi đua lao động xây dựng quê hương đất nước của giai cấp công nhân.

Ngày nay, ngày Quốc tế lao động là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.


Phòng CTCT & CTSV (tổng hợp)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 63

Máy chủ tìm kiếm : 34

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 4034

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 185916

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7576328

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 24-05-2016 09:51:02 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:42 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:25 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:04 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:46 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:26 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:05 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:48:45 PM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai