»

Ngài Đại sứ là Cao thủ Võ lâm

Thứ hai - 23/05/2016 04:06
Thời gian gần đây, sinh viên và giảng viên Học viện Ngoại giao Việt Nam thỉnh thoảng lại được gặp gỡ và trao đổi các kiến thức về quan hệ quốc tế với một diễn giả đặc biệt với tên gọi "Ngài Đại sứ Maurice Portiche". Ông không chỉ là đại sứ của Pháp tại nhiều nước, tổ chức trên thế giới mà còn là một đại cao thủ trong giới võ thuật khi thành thạo nhiều môn phái: Karaté, Thiếu lâm, Box Thái, Thái Cực Quyền...

 

 

Đặc biệt, mẹ của ông là một y tá người Việt Nam và ông được sinh ra ở Hải Phòng. Ông Maurice Portiche đã có những đóng góp không nhỏ vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ được tổ chức tại Việt Nam năm 1997. Được sự đồng ý của ông Maurice Portiche, Sinh Viên Việt Nam sẽ đăng loạt bài nhiều kỳ (dưới dạng tự thuật) về nhân vật đặc biệt này.

Võ thuật không phải là sự nghiệp chính!

Tôi đến với Karaté kyokushinkai từ năm 1967 khi đang là sinh viên. Như nhiều thanh niên thời bấy giờ, tôi rất hâm mộ Karaté và tập luyện suốt ngày, điều này đã giúp tôi tiến bộ rất nhanh về kỹ thuật và khả năng đối kháng. Tôi đã giành cúp Funakoshi (quyền và đối kháng), vô địch vùng Ile-de-France (Pháp), vô địch giải sinh viên toàn nước Pháp. Thành tích chưa có gì ghê gớm, nhưng điều quan trọng hơn là nó giúp tôi có mặt trong đội tuyển quốc gia Pháp, được tập luyện với nhiều tên tuổi lớn như Sétrouk, Didier, Sauvin, Valéra… Với tôi, đây là những trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn, nhưng tôi cũng hiểu rằng võ thuật không phải là sự nghiệp chính của tôi.

Cùng thời gian ấy, tôi đã gặp được một người có ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp võ thuật của tôi: Jan Kallenbach, người mà tôi coi như sư phụ. Lúc đầu ông đến Paris để dạy chúng tôi Karaté kyokushinkai, nhưng vài năm sau đó ông đã khai trí cho tôi để tôi đến với Taikiken. Lúc bấy giờ Kallenbach đã luyện Taikiken được một thời gian cùng sư phụ Sawai - một người mà ở Tokyo (Nhật Bản) ai cũng biết. Chi tiết này ám ảnh tôi vì lúc bấy giờ sư phụ Kallenbach nói rằng bất chấp trình độ Karaté rất cao của ông, sức mạnh thể chất vô đối của ông thì ông vẫn chưa thể đạt đến được trình độ cao nhất của võ thuật. Nhưng khi gặp Sawai, được xem những gì Sawai thể hiện thì sư phụ Kallenbach bị thuyết phục hoàn toàn rằng phải tìm thêm một con đường khác nữa nếu muốn nghiên cứu sâu sắc và tiến xa hơn trong võ thuật nói chung và Karaté nói riêng.

Những cuộc gặp gỡ định mệnh

Vào năm 1970, được sự giới thiệu của sư phụ Kallenbach, tôi đã đón đệ tử số hai của thầy Sawai là thầy Saito đến ở nhà tôi 2 tháng. Thầy Saito từng vô địch thế giới về Karaté sau đó chuyển hẳn sang Taikiken và là giáo sư dạy Sử ở trường đại học. Đây là một cuộc gặp gỡ định mệnh. Hằng ngày, bên cạnh các kỹ thuật của Karaté, thầy Saito dành cho tôi những buổi học đặc biệt về Taikiken. Những buổi học này giúp tôi có căn bản và khiến tôi rất thích thú. Thú thật là lúc đó tôi chẳng hiểu gì về Taikiken, nhưng tôi cố gắng tập luyện với một niềm tin duy nhất là nó sẽ đem lại cho tôi những gì như tôi đã thấy và như các sư phụ tôi đã nói.

Ngay sau đó tôi được cử đi nước ngoài để đảm nhận vị trí công tác đầu tiên của tôi trong ngành ngoại giao. Điểm đến của tôi là Lào với nhiệm kỳ từ năm 1975 đến năm 1977. Tại đây, tôi đã may mắn có cuộc gặp định mệnh thứ hai rất thú vị với một ông thầy dạy võ Nam Thiếu Lâm người Trung Quốc. Ông đã mở ra cho tôi một chân trời mới dựa trên các kỹ thuật sử dụng nắm đấm. Vì Lào gần với Thái Lan nên trong thời gian hơn 2 năm luyện Nam Thiếu Lâm tôi cũng có biết thêm môn Box Thái. Hết nhiệm kỳ, tôi về Pháp nhưng vẫn miệt mài luyện Karaté và Taikiken cho đến năm 1980. Năm 1980, tôi có nhiệm kỳ thứ hai ở nước ngoài. Lần này là Hồng Kông (Trung Quốc). Đây là cơ hội tốt để tôi có thêm nhiều cuộc gặp gỡ thú vị, qua đó tôi có thể nhìn lại trình độ võ thuật của tôi và những hiểu biết của tôi về võ thuật. Tôi đã được gặp võ sĩ của tất cả các môn phái võ thuật Trung Hoa. Thật là ngoài sức tưởng tượng. Tôi đã có cơ hội để tập luyện và hiểu sâu hơn về Box Thái vì thời điểm đó Hồng Kông là một trong những nơi uy tín tổ chức giải đấu Box Thái giữa các võ sĩ Nhật, Thái và Trung Quốc. Bốn năm ở Hồng Kông giúp tôi biết thêm nhiều trường phái võ thuật, mở mang nhiều về kiến thức võ thuật…, nhưng quả thật chưa có gì khiến tôi thật sự ấn tượng.

Trong khoảng thời gian từ 1984 đến 1989, trong một nhiệm kỳ mới tại Bắc Kinh (Trung Quốc), tôi đã gặp sư phụ Wang. Đó là một người rất đặc biệt. Dù đã 75 tuổi nhưng sức khỏe thể chất và tinh thần của ông vẫn rất kinh khủng. Ông cầm tay dạy tôi Thái Cực Quyền theo kiểu Trung Quốc. Thái Cực Quyền thực chất là để đối kháng, nhưng trong Cách mạng văn hóa nó chỉ được hiểu là để tăng cường sức khỏe. Lúc đó, tôi mới nhớ lại những kiến thức Taikiken mà hai sư phụ Kallenbach và Saito đã truyền cho tôi trước đó. Tôi rút ra kết luận về cách thức truyền dạy của các thầy Nhật Bản và Trung Quốc có thể khác nhau, nhưng về bản chất thì chúng chỉ là một. Điều này logic bởi vì Taikiken ở Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc và chính sư phụ Sawai đã được truyền dạy từ các sư phụ Trung Quốc trong cuộc chiến Mãn Châu (những năm 1930).

Đón đọc: Tìm được sư phụ sau 20 năm!

 

maurice portiche.jpg

Lời khuyên của ông cho những người trẻ luyện võ?

Võ thuật là một con đường và trên con đường ấy có những cuộc gặp gỡ hay không. Nếu không có các cuộc gặp gỡ, cả cuộc đời sẽ lang thang vô định. Gặp gỡ là cách duy nhất để một người trẻ tìm thấy cho mình một con đường phù hợp. Tôi không nói rằng con đường của tôi là hay nhất, nhưng tôi nói rằng mỗi bạn trẻ phải chủ động tìm kiếm những cuộc gặp gỡ và nếu biết tận dụng những cơ hội này thì có thể bạn đã ở đầu một con đường rất thú vị. Cuộc gặp gỡ của tôi là khi tôi gặp một người đàn ông cao 1m90, nặng 110 kg là đại cao thủ của Karaté kyokushinkai. Ông không cần phải luyện thêm về sức khỏe hay kỹ thuật của môn võ này nữa. Vậy mà, ông nói với tôi rằng: "Maurice này, tôi là một đứa trẻ con trước sư phụ Sawai". Sư phụ Sawai lúc đó là một người đã 73 tuổi, cao 1m58 và nặng 60 kg. Ông kể với tôi rằng dù đã tung ra tất cả những đòn độc nhất, ông vẫn không chạm được vào người của sư phụ Sawai, trong khi sư phụ Sawai vẫn đánh trúng ông với nhiều đòn rất đau. Từ đó ông đã nhận thấy những hạn chế trong môn phái của ông, cơ thể của ông và trình độ của ông. Kể từ lúc đó ông trở thành một đứa bé. Tôi xin trích lại nguyên văn câu của ông: "Tôi là một đứa trẻ con trước sư phụ Sawai". Với tôi thì đấy là cuộc gặp gỡ, ngay cả khi ông ấy nói với tôi về nội công và tôi không hiểu gì. Tôi chỉ hiểu một điều, nếu một người như ông đã ngộ ra điều ấy thì một ngày nào đó đến lượt tôi, tôi cũng ngộ ra. Đó là lý do mà người học võ cần phải biết đến nhiều môn phái và nhiều võ sư, đó là cách duy nhất để tiến bộ”.

 

Tuấn Anh (ghi)

Theo svvn.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 8


Hôm nayHôm nay : 14869

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 184057

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7574469

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 24-05-2016 09:51:02 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:42 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:25 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:04 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:46 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:26 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:05 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:48:45 PM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai