»

Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam: Làm sao giữ được bản sắc?

Thứ ba - 24/05/2016 13:18
Tránh sân khấu hóa

 

Ban quản lý Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm ngày 19-4-Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam, tổ chức hội nghị Cơ chế phối hợp với các địa phương, dân tộc trong quản lý, khai thác, vận hành khu các làng dân tộc thuộc Làng văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tổng diện tích 1.544 ha do Chính phủ phê duyệt, khu làng văn hóa nằm ở nam hồ Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội). Quần thể này tái hiện cấu trúc làng, bản các dân tộc Việt Nam với quy hoạch, kiến trúc dân gian, cộng đồng và tín ngưỡng.

Tinh thần xuyên suốt, theo lời ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam: Chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình, để cộng đồng-chủ thể sáng tạo các nền văn hóa làm sống dậy, duy trì các giá trị văn hóa.

 

Dự án Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam có 6 khu chức năng, mỗi khu gồm nhiều dự án thành phần: Khu các làng dân tộc Việt Nam, khu đất nước Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, khu di sản văn hóa thế giới, khu trung tâm hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, khu dịch vụ, du lịch, khách sạn, khu công viên mặt nước bến thuyền.
Ngoài yếu tố dựng nhà, chọn đồ dùng đặc trưng mỗi dân tộc, ban quản lý quan tâm tạo dựng không gian văn hóa, duy trì và phát triển sức sống của khu làng. Ban quản lý đề xuất nên lựa chọn một số bà con các dân tộc luân phiên đến khu làng sinh sống, tái hiện không gian văn hóa mang bản sắc dân tộc mình, những người này có thể được Nhà nước trả lương.

 

Nhà nghiên cứu Tô Ngọc Thanh đồng quan điểm để chủ thể văn hóa tự giới thiệu, nhấn mạnh không nên sử dụng người chuyên nghiệp, qua sân khấu hóa.

“Đã đành không dùng người chuyên nghiệp, nhưng nếu lấy đồng bào dân tộc về sinh sống hàng năm trời rất dễ sinh ra nhàm chán. Họ phải biểu diễn những điều không hoàn toàn giống với cuộc sống”, ông Thanh nói.

Nhà nghiên  cứu văn hóa Phạm Hoàng Hải cho rằng, tránh để bàn tay đạo diễn, biên đạo đụng tới các không gian nghệ thuật đặc trưng của dân tộc. Đây là cách làm nhanh nhất dẫn tới hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.

Mô hình làng văn hóa vốn không lạ trên thế giới, đặc biệt ở châu Á. Làng văn hóa ở Trung Quốc, Campuchia để người đóng thế chủ nhân ngôi làng tái hiện hoạt động thường nhật: nông nghiệp, làm gốm, họ hướng dẫn khách tham quan, trình diễn dân ca.

Cạnh đó lại có những ngôi làng thiên về bảo tồn, truyền dạy văn hóa nghệ thuật dân tộc, với sự tham gia của các chủ thể văn hóa đích thực như ở Malaysia, Indonesia.

Nhà nghiên cứu Tô Ngọc Thanh về điểm này, dẫn mô hình làng văn hóa các dân tộc ở ba tỉnh Tây Nguyên. Đó chỉ là nơi trưng bày gợi tò mò, thích thú cho người tham quan. Sau đó, những tua du lịch về các làng dân tộc thật để trải nghiệm mới chính là đích đến cuối cùng.

Đào tạo

Tránh sân khấu hóa, nhưng không thể phủ nhận vai trò các nghệ nhân văn hóa dân gian, nhu cầu một lớp trẻ kế cận.

Nghệ nhân cồng chiêng Y Hiu Niê Kdăm tỉnh Đắc Lắc, nói: “Chủ trương đưa người các dân tộc vào sinh sống ở các khu làng rất hay. Nhưng phải gìn giữ các nét văn hóa đặc trưng mỗi dân tộc.

Riêng văn hóa cồng chiêng, bảo tồn đòi hỏi nhiều công phu. Các nghệ nhân cồng chiêng đa số cao tuổi, đào tạo lớp trẻ kế cận để tiếp tục bảo tồn, phát huy hết sức cần thiết. Nên nghĩ về vấn đề đào tạo trước khi đưa vào khu làng văn hóa các dân tộc”. Đắc Lắc hiện đào tạo lớp kế cận, khoảng 300 em tuổi từ 10 đến 15.

Đại diện ban quản lý Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam trước đó nhấn mạnh sự kết nối giữa địa phương, đào tạo nhân lực với khu làng văn hóa, vừa để không chuyên nghiệp hóa, nhưng vẫn duy trì chất dân gian mang tính truyền dạy.

Hiệu trưởng ĐH Văn hóa Hà Nội Nguyễn Văn Cương giới thiệu chương trình đào tạo ở trường. Ngành văn hóa các dân tộc Việt Nam hướng đến đối tượng các sinh viên dân tộc thiểu số, để họ vừa học vừa tham gia trực tiếp vào thể hiện các sinh hoạt văn hóa. Sinh viên ngành du lịch có thể tổ chức các tua du lịch về các làng văn hóa.

Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc Hoàng Đức Hiền nhấn mạnh, việc tôn trọng hình thức truyền dạy nghệ nhân theo gia đình, dòng họ, cha truyền con nối bên cạnh hình thức đào tạo trường lớp.

Toan Toan

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 9


Hôm nayHôm nay : 13869

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 180882

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7571294

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 25-05-2016 08:51:02 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:42 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:25 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:04 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:46 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:26 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:05 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:48:45 AM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai