»

'Kiểm định đại học Việt Nam theo đúng chuẩn Hoa Kỳ'

Thứ ba - 24/05/2016 04:55

(VNN)- "Cá nhân tôi nắm rất sâu về kiểm định của Hoa Kỳ thì thấy các bước kiểm định của Việt Nam thực hiện đúng chuẩn của Hoa Kỳ và chuẩn chung của các nước gồm: tự đánh giá, đánh giá ngoài và hội đồng ra quyết định".

Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng và Nghiên cứu phát triển giáo dục (ĐHQG Hà Nội) Nguyễn Phương Nga khẳng định.

"Bộ không công khai rộng rãi, tôi cũng không hiểu lí do"

Bà có nhận xét gì khi kết quả kiểm định 20 trường ĐH đợt đầu - Bộ GD-ĐT cứ mãi nhùng nhằng chưa công bố chính thức?

 

Mô tả ảnh.
Bà Nguyễn Thị Phương Nga.
Quy trình kiểm định đối với 20 trường ĐH đợt 1 theo 53 tiêu chí hoàn toàn đúng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Bước 1 là trường tự đánh giá, bước 2 đánh giá ngoài và Hội đồng Kiểm định quốc gia họp và ra quyết định là bước cuối cùng.

 

Theo đúng quy trình thì khi ra quyết định là kết thúc đợt kiểm định.

Quy định là Bộ trưởng công nhận, nhưng Bộ trưởng có quyền ủy quyền cho Thứ trưởng ra quyết định.

Không chỉ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) nhận được công văn do Thứ trưởng Bành Tiến Long khi còn đương nhiệm đã ký ngày 25/2/2009 công nhận kết quả kiểm định đó.

Tôi biết chắc chắn Bộ đã gửi quyết định cho 20 trường kiểm định đợt 1. Như vậy là đã công khai rồi. 

Nhưng có điều là ở nước ngoài, khi các trường nhận được quyết định đó thì công khai trên mạng của trường, còn ở Việt Nam có thể các trường chưa quen với cách làm.

Thế nhưng, khi thông tin "lọt" ra, được đăng tải trên một số phương tiện thông tin thì một số trường lên tiếng cho rằng "kết quả kiểm định đó cũ". Bà bình luận gì về điều này?

 

Hiệu trưởng các trường được kiểm định đều cho rằng, ngày trước làm việc không có thói quen lưu trữ giấy tờ. 

Khi tham gia kiểm định thì hiệu trưởng và các cán bộ phòng ban sướng hơn nhiều vì làm việc có quy trình, quy củ hơn...

Công tác kiểm định ở Việt Nam mới triển khai từ năm 2004 nên trong quá trình vừa làm vừa tìm tòi những gì hợp lý nhất thì phải có thời gian.

(Bà Nguyễn Phương Nga)

Lẽ ra khi gửi quyết định cho các trường - Bộ nên đồng thời công khai kết quả đó trên các phương tiện thông tin để thống nhất thời gian thực hiện.

 

Tuy nhiên, Bộ không công khai rộng rãi thì tôi cũng không hiểu lý do.

Từ năm 2007, đánh giá ngoài xong thì phải có thời gian để Hội đồng họp để ra quyết định công nhận hay không công nhận.

Tất nhiên không thể quá lâu mà trong vòng 6 tháng là được.

Trong báo cáo kiểm định phải chỉ rõ trường có những tồn tại gì và kế hoạch để khắc phục tồn tại.

Tôi khẳng định 20 trường ĐH kiểm định đợt 1 đã xong và vừa có thêm 20 trường ĐH đã xong đánh giá ngoài.

Có thể mọi người đã nhầm. Thứ trưởng đã ra quyết định công nhận và quyết định đã có hiệu lực.

Nếu tới đây Bộ họp thì có thể là xem lại kết quả tự đánh giá giữa kỳ của các trường so với kết quả kiểm định trước để xem có đạt được cái gì cao hơn không. 
Kiểm định đúng chuẩn của Hoa Kỳ

Nếu so sánh với các nước phát triển đã thực hiện kiểm định ĐH lâu rồi thì Việt Nam đã thực hiện được gì và còn lúng túng nhất ở khâu nào, thưa bà?

Cá nhân tôi nắm rất sâu về kiểm định của Hoa Kỳ thì tôi thấy các bước kiểm định của Việt Nam thực hiện đúng chuẩn của Hoa Kỳ và chuẩn chung của các nước gồm: tự đánh giá, đánh giá ngoài và hội đồng ra quyết định.  

sv_tranhai.jpg
Nếu tốt nghiệp trường ĐH đã được kiểm định, SV liệu có cơ hội làm việc tốt hơn? Ảnh minh họa.

Theo quy trình của Việt Nam thì hội đồng thẩm định kết quả, sau đó gửi Bộ trưởng để xem xét ra quyết định công nhận và cấp chứng chỉ. Có thể tới đây, Bộ cấp chứng chỉ cho các trường.

Ở Anh, Mỹ, khi kiểm định, Hội đồng thẩm định có quyền tối cao, nhà nước không tham gia nữa vì họ không có Bộ GD-ĐT.

Điều lúng túng nhất trong vấn đề kiểm định ĐH của Việt Nam hiện nay là vẫn chưa thành lập cơ quan kiểm định độc lập. Nghị định Chính phủ đã có nhưng đến nay chưa có thì không hiểu mắc ở khâu nào.
Có nhiều ý kiến băn khoăn về kết quả hậu kiểm định, những trường đạt cấp độ 1 khác trường đạt cấp độ 2 thế nào? Trường đã kiểm định khác gì trường chưa kiểm định?

Những trường chưa kiểm định thì sẽ không biết mình ở cấp độ nào nên không thể so sánh được.

Còn trường đã kiểm định có nghĩa đã qua được cái chuẩn, ít nhất là ở cấp độ 1 có thể chấp nhận được. Còn đạt cấp độ 2 là cao hơn.

Ở Việt Nam, Luật GD quy định là các trường phải kiểm định.

Thế nhưng sau kiểm định các trường được gì thì hiện nay chưa có gì rõ ràng.

Ví dụ, sau kiểm định trường được đầu tư nhiều hơn hay là có những chính sách hưởng lợi cho người học và giảng viên, các nhà quản lý của trường đó thế nào thì chưa rõ...

Còn ở Hoa Kỳ, luật không bắt buộc kiểm định nhưng tất cả các trường đều phải kiểm định, kể cả trường nổi tiếng như Harvard.

Sinh viên theo học ở trường đã kiểm định xin được học bổng và vay vốn ngân hàng dễ. Còn sinh viên trường chưa kiểm định sẽ không xin được học bổng, không vay được tiền ngân hàng để đi học...

Thứ hai là mọi nguồn tài trợ khác nhau cũng "nhắm" đến các trường đã kiểm định. Đồng thời, khi đấu thầu những dự án, đề tài nghiên cứu lớn - thì những trường ĐH đã kiểm định đều chiếm ưu thế, còn trường chưa kiểm định không được.

Khi sinh viên ra trường thì các cơ quan, doanh nghiệp thường lấy sinh viên các trường đã kiểm định.

Đó là những quyền lợi rất rõ.

Thế còn ở Việt Nam, kiểm định để làm gì?

Thứ nhất, với các trường kiểm định thì chất lượng sẽ tăng lên. Kiểm định là một hình thức để bảo vệ quyền lợi của người học và của xã hội. Kiểm định để khẳng định trường đó ít nhất có đạt chuẩn tối thiểu hay không.

Thứ hai, thông qua quá trình kiểm định đó thì kiểm định cả trường và kiểm định cả giáo viên.

Trong quy định kiểm định bắt buộc phải có sinh viên đánh giá giáo viên.

Khi sinh viên đánh giá giảng viên thì tiếng nói của người học được nâng cao hơn và giáo viên thấy "được" hoặc "bị" đánh giá thì bản thân cũng thấy lo lắng để giảng dạy tốt hơn.

Mặt khác, thông qua kiểm định thì quá trình lưu trữ hồ sơ... cũng quy củ hơn, từ đó chất lượng sẽ được nâng lên.

Đến nay, các ĐH xếp hàng xin kiểm định nhiều lắm. Ngoài 40 trường hoàn tất đánh giá ngoài, có thêm 50 trường đã nộp báo cáo tự đánh giá. Thậm chí, có một số trường mới thành lập cũng xin kiểm định.
Quá trình đọc hồ sơ tự đánh giá, tôi cũng rất ngạc nhiên khi các trường thẳng thắn thừa nhận điểm tồn tại của mình - mà phần lớn là trường công.

Nhưng cũng có những trường chưa mạnh dạn mà cứ cho rằng mình tốt.

Công khai không có nghĩa là nói tất cả

Bà nhắc đi nhắc lại rằng, trường được kiểm định thì quyền lợi người học và xã hội được bảo vệ hơn. Thế nhưng, kết quả kiểm định cả mặt được và tồn tại lại không công khai thì có mâu thuẫn?

 

Để đánh giá ngoài được phải có kỹ năng tốt, trong khi chuyên gia của mình rất ít.

Vừa rồi có sử dụng một loạt đánh giá ngoài nhưng trong số đó có người làm tốt, có người trình độ chưa đạt chuẩn của nước ngoài.

(Bà Nguyễn Phương Nga)

Việc công khai những tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào từng trường.

 

Nhưng báo cáo tự đánh giá đã được công khai trong toàn trường để mọi giảng viên và sinh viên đều được biết.

Tương tự, kết quả đánh giá ngoài cũng được thông báo trong trường. Như vậy để nói là các trường đã công khai và không giấu.

Những trích dẫn trong quy định của Hiệp hội Kiểm định Giáo dục ĐH quốc tế có quy định bắt buộc là "mọi tổ chức kiểm định trong Hiệp hội phải công khai, minh bạch. Nhưng, công khai không có nghĩa là nói tất cả". 
Nếu công khai hết, mỗi người trong xã hội sẽ có cách tiếp cận, đặt vấn đề khác nhau và hiểu không đúng thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt, dẫn tới hiểu sai sẽ nhiều hơn gây ảnh hưởng không chỉ cho người học mà sẽ gây hoang mang trong dư luận xã hội.

- Cảm ơn bà!

  • Kiều Oanh (thực hiện)

     

    Theo ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT): Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH gồm 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí, bao quát tất cả các hoạt động của các trường ĐH. Mỗi tiêu chí được đánh giá ở các mức: đạt mức 2 là đạt toàn bộ các yêu cầu của tiêu chí; đạt mức 1 là mới đạt một phần yêu cầu của tiêu chí (khoảng 50% yêu cầu của tiêu chí).

    20 trường ĐH kiểm định đợt 1 có 4 trường đạt cấp độ 1 gồm ĐH Dân lập Văn Lang, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Hàng Hải và ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

    16 trường đạt cấp độ 2 gồm: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), ĐH Vinh, ĐH Sư phạm (ĐH Huế), ĐH Nha Trang, ĐH Đà Lạt, ĐH Cần Thơ)

     

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 6

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 3


Hôm nayHôm nay : 14869

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 183447

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7573859

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 24-05-2016 09:51:02 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:42 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:25 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:04 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:46 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:26 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:05 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:48:45 PM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai