»

Hội thảo khoa học sinh viên khoa Văn hóa dân tộc thiểu số

Thứ tư - 30/03/2016 09:48
(ĐHVH) - Nghiên cứu khoa học là một hoạt động thường niên của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội nói chung cũng như Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là cơ hội để các em có dịp thực hành những kiến thức đã học. Đối với nhiều sinh viên đây cũng là lần đầu tiên các em được trực tiếp tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học của riêng mình, do vậy hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho năm thứ 3 đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên trong Khoa.


        Rất đông đại biểu và sinh viên quan tâm theo dõi hội thảo

Ngày 29 tháng 03 năm 2011 Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số được tổ chức tại hội trường Tầng 4, nhà A. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu, các khoa chuyên ngành, các phòng ban trong nhà trường cũng như sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 của Khoa.
Trong tổng số 20 báo cáo khoa học, có rất nhiều báo cáo xuất sắc nhưng do thời gian có hạn nên chỉ có 7 báo cáo được trình bày tại hội thảo. Các báo cáo khoa học tập trung vào đề tài chính là văn hóa các dân tộc thiểu số. Một số đề tài tiêu biểu như về phong tục tập quán như: Lễ Tết Nhảy của người Dao, những tục lệ liên quan đến nghi lễ vòng đời (tập quán sinh đẻ, cưới xin, tang ma), tri thức dân gian về sinh đẻ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe, mưu sinh...  Ngoài ra còn có những báo cáo đề cập đến những vấn đề rất mới, chưa từng được chú ý đó là nghiên cứu vai trò, tác động của tổ chức phi quan phương, phe hội... cổ truyền của các tộc người thiểu số hoặc nghiên cứu về nhạc cụ, vai trò của nhạc cụ dân gian cổ truyền đối với đời sống văn hóa hiện nay của các dân tộc thiểu số. Một số đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch với đời sống của đồng bào các dân tộc cũng được đề cập...

                          Đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo

Các đề tài nghiên cứu đều nhận được sự quan tâm của những thành viên tham dự hội thảo. Sau mỗi báo cáo trình bày có rất nhiều trao đổi, đóng góp ý kiến của các vị đại biểu, các thầy cô và các bạn sinh viên. Những câu hỏi được đưa ra thảo luận xung quanh các vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã tạo nên không khí sôi nổi và hấp dẫn hơn cho hội thảo.


                       Sinh viên thuyết trình đề tài khoa học

Có thể thấy ưu điểm của các báo cáo trong Hội thảo đều bám sát được đối tượng nghiên cứu của Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. Đáng chú ý, nhiều công trình đã đi sâu tìm hiểu về vai trò của văn hóa truyền thống trong công cuộc xây dựng đời sống mới hiện nay, tìm kiếm những khuyến nghị, giải pháp bảo tồn và phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực. Các đề tài đều được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận hợp lý , khối lượng tư liệu tương đối phong phú và đáng tin cậy. Báo cáo được trình bày dưới hình thức trình chiếu powerpoint sinh động và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do đây là những công trình nghiên cứu đầu tay của sinh viên nên không tránh khỏi những hạn chế nhưng thành công của hội thảo là điều đáng ghi nhận.
Hội thảo đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về kĩ năng nghiên cứu khoa học từ cách chọn đề tài, cách triển khai nghiên cứu trên thực địa cũng như việc tìm ra những giá trị trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra kỹ thuật làm powerpoint và kỹ năng thuyết trình cũng là một kinh nghiệm cần thiết cho sinh viên.
 

              PGS.TS.NGƯT Đinh Thị Vân Chi phát biểu tại Hội thảo

Kết thúc chương trình, hội thảo đã nhận được những ý kiến chia sẻ, đóng góp của PGS.TS.NGƯT. Đinh Thị Vân Chi – Phó hiệu trưởng Nhà trường, phụ trách Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. PGS đã đánh giá cao kết quả thành công của hội thảo và đưa ra những lời nhận xét rất có ý nghĩa cho sinh viên như việc cần phải nghiên cứu đúng trọng tâm của đề tài, có sự logic giữa các phần trong đề tài, tránh sự miêu tả tràn lan và tập trung vào những vấn đề mới mà đề tài phát hiện...
Hội thảo diễn ra thành công đã mở ra định hướng mới cho sinh viên trong những công trình nghiên cứu tiếp theo đặc biệt là việc thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp năm thứ 4. Đối với sinh viên năm thứ nhất, thứ 2 đây cũng là bước chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình.

Bài: Vũ Thị Uyên

Ảnh: Nguyễn Long An
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 17


Hôm nayHôm nay : 14076

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 181089

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7571501

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 25-05-2016 08:51:02 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:42 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:25 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:04 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:46 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:26 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:05 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:48:45 AM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai