»

Hội thảo khoa học: Đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo tín chỉ

Thứ ba - 29/03/2016 15:28
(ĐHVH)- Chiều ngày 28.8.2014, với sự tham dự của đông đảo các vị khách mời, cán bộ giảng viên Nhà trường, Hội thảo khoa học với chủ đề: Đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo tín chỉ  đã diễn ra sôi nổi và thành công.

Đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo
Là một trong những vấn đề không còn mới với bậc giáo dục Đại học ở Việt Nam, tuy nhiên, với nhiều trường ĐH, CĐ trên cả nước thì đây vẫn luôn là một chủ đề nóng và có tính cấp thiết. Bởi lẽ, đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề thường trực và cấp bách, nhất là trong giai đoạn nhiều trường đang chuyển sang áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ.
Với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đào tạo theo tín chỉ được chính thức áp dụng vào 12 giờ, 12 phút, 12 giây ngày 12/12/2012, một mốc son đáng ghi nhớ của cả thầy và trò Nhà trường. Có thể thấy, phương thức đào tạo này ở Việt Nam là khá muộn so với thế giới, và với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thì cũng không còn là sớm. Hội thảo khoa học với chủ đề này cũng không phải là lần đầu tiên Nhà trường tổ chức. Đã có khá nhiều hội thảo với quy mô cấp khoa, cấp trường được thực hiện trong suốt 2 năm triển khai vừa qua.

PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Nhà trường
chia sẻ tại hội thảo
Chia sẻ tại chương trình, PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Nhà trường đánh giá tầm quan trọng của việc tiến hành hội thảo này. Càng ý nghĩa hơn khi chương trình diễn ra vào ngày truyền thống của ngành Văn hóa - 28/8. Sau 2 năm triển khai đào tạo, với sự chuẩn bị trước đó rất nhiều, song vẫn còn nhiều vấn đề để chúng ta cần nhìn lại từ phương pháp giảng dạy đến việc quản lý sinh viên… “Làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của phương thức đào tạo mới, để người học thực sự trở thành trung tâm, để các em thực sự chủ động, sáng tạo trong học tập. Điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có trách nhiệm rất lớn thuộc về ngũ giảng viên, thuộc về sự thay đổi của chính những người thầy trong phương pháp giảng dạy”, PGS.TS. Nguyễn Văn Cương nhấn mạnh.
 Hội thảo diễn ra với 6 tham luận được trình bày thuộc 3 nhóm nội dung của giảng viên trong và ngoài trường như:
1. Tham luận “Áp dụng phương pháp nhóm và một số kỹ thuật giảng dạy tích cực” của Ths. Nguyễn Thị Hoài Thu- Trưởng ngành Du lịch và lữ hành, Trường Đại học Phương Đông.
2. Thạm luận “Phương pháp tổ chức giờ học theo nhóm” của Ths. Nguyễn Thị Ngọc Mai, GV khoa Thư viện- Thông tin.
3. Tham luận “Một số phương pháp giúp sinh viên tự đào tạo” của PGS.TS. NGƯT Đinh Thị Vân Chi- Phó hiệu trưởng Nhà trường.
4. Tham luận “Hoạt động tương tác với sinh viên” của Ths. Lê Huy Sĩ- Giảng viên Đại học Ngoại thương.
5. Tham luận “Đào tạo trực tuyến tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội” của Ths. Nguyễn Duy Hải- GĐ Trung tâm CNTT- ĐH Sư phạm Hà Nội.
6. Tham luận “Trao đổi về phương pháp dạy – học theo hệ thống tín chỉ rút ra từ thực tiễn” của TS. Nguyễn Sỹ Toản- Trưởng khoa Di sản văn hóa.

Ths. Nguyễn Thị Hoài Thu- Trưởng ngành Du lịch và lữ hành, 
Trường Đại học Phương Đông trình bày tham luận
Với từng nhóm tham luận, hội thảo lại dành thời gian để các giảng viên chia sẻ, phản biện và góp ý kiến. Khi chuyển sang đào tạo tín chỉ, quỹ thời gian sinh viên tự học tăng lên và yêu cầu tính chủ động, sáng tạo của sinh viên ngày càng cao. Phương pháp làm việc nhóm phần nào cho thấy những ưu điểm và ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn trong các giờ giảng hiện nay.  Bên cạnh đó, để khắc phục và hỗ trợ sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp, ý tưởng triển khai đào tạo trực tuyến cũng là một trong những giải pháp hay.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm rút ra của PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi thì phương pháp giảng dạy nào dù có tích cực đến mấy cũng có thể bị sinh viên tìm được giải pháp “đối phó”. Và nếu có hứng thú, bản thân sinh viên sẽ sẵn sàng vượt khó khăn, tự tìm cách vượt qua.
Sau 3h làm việc liên tục, hội thảo khép lại với nhiều câu hỏi được giải đáp mặc dù vẫn còn không ít vấn đề bỏ ngỏ. Với đào tạo tín chỉ, đây là phương thức đào tạo mới và hiện đại vì vậy lựa chọn phương pháp giảng dạy nào phù hợp cho mình, câu trả lời sẽ có trong hành trình thực tế, trải nghiệm của mỗi giảng viên, với bộ môn của mình.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Ths. Nguyễn Thị Ngọc Mai, GV khoa TV-TT trình bày tham luận

Phần chia sẻ tham luận của Ths. Nguyễn Duy Hải- 
GĐ Trung tâm CNTT- ĐH Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS. NGƯT Đinh Thị Vân Chi trình bày tham luận

Ths. Lê Huy Sĩ- Giảng viên Đại học Ngoại thương trình bày tham luận

TS. Nguyễn Sỹ Toản- Trưởng khoa Di sản văn hóa trình bày tham luận
 
Phần trao đổi của cán bộ, giảng viên

Đông đảo cán bộ giảng viên nhà trường cùng tham dự


Bài và ảnh: Phòng CTSV
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 11

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 3051

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 184933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7575345

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 25-05-2016 08:51:02 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:42 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:25 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:04 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:46 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:26 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:05 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:48:45 AM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai