»

Đổi mới quản lý đại học vẫn mang tính hình thức

Thứ ba - 24/05/2016 04:04
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đổi mới quản lý giáo dục đại học như ban hành quy định mới, đổi mới cơ chế tài chính, phân cấp quản lý, quy hoạch lại các trường đại học, đào tạo theo nhu cầu... nhưng thực tế triển khai tại nhiều trường vẫn chỉ mang tính hình thức, đối phó, hiệu quả không cao.


Phương pháp giảng dạy hiện nay vẫn còn nặng tính thuyết giảng và lạc hậu. 
(Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnam+)

Đây là những nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị tổng kết ba năm thực hiện chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ này về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. 

Hội nghị vừa diễn ra sáng nay, ngày 11/9, được tổ chức trực tuyến tại 6 điểm cầu là Hà Nội, Thái Nguyên, thành phố Vinh, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. 

Kỷ luật đại học chưa nghiêm

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong vấn đề tài chính, Bộ đã yêu cầu các trường công khai học phí, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai chuẩn đầu ra và hầu hết các trường đã thực hiện. 

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thừa nhận việc thực hiện ba công khai còn mang tính đối phó. Nhiều trường chỉ công khai mức học phí, một số hoạt động đào tạo dẫn đến thiếu thông tin cho người học, công tác kiểm tra, giám sát bị hạn chế.

Việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các trường nặng tính hình thức, chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo, triển khai thực hiện chương trình. Chuẩn đầu ra của nhiều ngành trong cùng một trường đều “na ná” giống nhau. Các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đi vào thực chất, thiếu các giải pháp tổng thể để nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong vấn đề phân cấp quản lý, Bộ đã giao cho địa phương tham gia quản lý một số công việc của ngành như xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng, công nhận hội đồng quản trị, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tư thục trên địa bàn... Nhưng điều này lại dẫn đến việc những sai sót, vi phạm quy chế chậm được phát hiện và xử lý. Các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa đủ mạnh hoặc xử lý sau thanh tra chưa kiên quyết và không đủ tính răn đe để chấm dứt các sai phạm. 

Các trường được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh nhưng việc chấp hành kỷ cương pháp luật trong giáo dục đại học ở nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa nghiêm. Nhiều trường sai phạm như xác định chỉ tiêu không đúng với thực tế, tuyển vượt chỉ tiêu, liên kết đào tạo chui bất chấp quy đinh. Các trường hợp vi phạm tiêu biểu như Đại học Lương Thế Vinh, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng ASEAN…

Trong khi đó, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học chậm được triển khai. Dù Bộ đã nhiều lần nhắc nhở nhưng mới có 50% số trường hoàn thành báo cáo tự đánh giá. 

Năm học 2014-2015: Chấm dứt đại học dạy đại học!

Trước nhiều thách thức đặt ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết giai đoạn 2013-2015, Bộ sẽ phấn đấu khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay nhằm tạo ra những chuyển biến rõ rệt, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Theo đó, Bộ sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học, trong đó có các quy định hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật Giáo dục Đại học.

Cùng với việc giao quyền tự chủ, Bộ sẽ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục việc thành lập trường và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, tập trung quản lý chất lượng đào tạo.

Bộ cũng xác định việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục đại học cũng cần được triển khai mạnh mẽ hơn. Các giải pháp như đẩy mạnh biên soạn giáo trình, thí điểm mở các chương trình giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học… 

Để thực hiện hiệu quả các yêu cầu trên thì việc phát triển đội ngũ giảng viên có ý nghĩa then chốt. 

Vì thế, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được Bộ xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học, cao đẳng.

Cụ thể, theo Thứ trưởng Ga, các trường sẽ phải quy hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng. “Phấn đấu đến năm học 2014-2015 phải chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học,” ông Ga nói./.
 
Phạm Mai (Vietnam+)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 20


Hôm nayHôm nay : 14869

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 182385

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7572797

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 24-05-2016 09:51:02 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:42 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:25 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:04 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:46 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:26 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:05 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:48:45 PM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai