»

Đề thi tốt nghiệp: Sẽ lưu ý “khoảng cách” vùng miền

Thứ ba - 24/05/2016 05:38

(TP)- Chưa đầy 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2008 sẽ diễn ra trên toàn quốc. “Đề thi năm nay sẽ chú trọng hơn đến tính vùng miền” - Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long nhấn mạnh trong cuộc trao đổi ngày 23/5.

 

Học sinh lớp 12 đang phải chạy đua hết sức cho cuộc thi đã đến gần

 

Thứ trưởng Bành Tiến Long: Bộ GD-ĐT vừa kết thúc kiểm tra tình hình chuẩn bị thi ở 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Đây là kiểm tra mang tính ngẫu nhiên để tăng cường công tác phối hợp giữa bộ và các địa phương, làm thế nào để quán triệt được tinh thần cuộc vận động “2 không” là thi cử nghiêm túc.

Năm 2007 chúng ta đã tổ chức tốt rồi, năm nay phải tổ chức tốt hơn nữa.

Về công tác đề thi, các địa điểm in sao đề năm nay đã được các sở GD-ĐT chuẩn bị kỹ. Địa điểm in sao đã đáp ứng được yêu cầu 3 vòng cách ly độc lập, công tác bảo mật tốt.

Phòng làm đề cũng như điều kiện phục vụ ăn ở cho cán bộ làm đề tương đối rộng. Sự phối hợp của các sở điện lực, công an, y tế... đều sẵn sàng cho công việc phục vụ thi.

Đề thi năm nay có gì đặc biệt hơn so với năm trước, thưa Thứ trưởng?

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chỉ đạo các hội đồng thi không được để xảy ra sai sót. Đề thi phải đảm bảo những kiến thức cơ bản để HS có thể vận dụng được kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Đề thi tốt nghiệp không quá khó, không đánh đố; đảm bảo yêu cầu cơ bản của những kiến thức đã được học.

Đặc biệt, năm nay Bộ GD-ĐT lưu ý các Hội đồng ra đề thi chú trọng đến tính vùng miền, phải đảm bảo chuẩn cơ bản, kiến thức cơ bản của chương trình phổ thông. Đề thi phải nằm trong chương trình phổ thông thì đương nhiên rồi. Tất nhiên là có liên kết những kiến thức, liên kết giữa các lớp học của cấp THPT. Kiến thức trong đề thi không bao giờ tuyệt đối hóa trong lớp 12 nhưng về cơ bản nằm trong chương trình lớp 12.

Năm học này là năm cuối có HS phân ban thí điểm - đề thi cho những HS phân ban có điểm gì cần lưu ý?

 

Thứ trưởng Bành Tiến Long
Chúng tôi vẫn lưu ý thí sinh, trong đề thi có phần riêng cho HS phân ban. Phần chung dành cho tất cả thí sinh phân ban và không phân ban. Đề thi theo chương trình THPT phân ban thí điểm gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, phần riêng cho thí sinh học chương trình ban khoa học tự nhiên hoặc thí sinh học chương trình ban khoa học xã hội và nhân văn. Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp, nếu không sẽ bị coi là vi phạm quy chế và chỉ được tính điểm phần chung.

 

Yêu cầu kiến thức của đề thi phần dành cho HS phân ban có nặng hơn HS học chương trình không phân ban?

Đề phân ban sẽ ở mức độ cao hơn theo chương trình phân ban. Đội ngũ ra đề thi tốt nghiệp THPT năm nào cũng có sự tham gia của một số giảng viên ĐH. Nhưng số lượng ít hơn, còn ra đề thi ĐH thì tỷ lệ giảng viên ĐH và phổ thông là 50/50.

Số môn thi trắc nghiệm năm nay có thêm tiếng Đức và Nhật. Vậy, công tác làm đề có khó khăn?

Số môn thi trắc nghiệm năm nay cũng giống như năm 2007. Chỉ khác là ở ngoại ngữ có thêm tiếng Đức và Nhật thi theo hình thức trắc nghiệm. Công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Thực tế, số HS đăng ký thi tốt nghiệp hai ngoại ngữ này không đông nhưng khâu chuẩn bị đề cũng rất chu đáo.

Năm nay sẽ có thêm 2 môn thi trắc nghiệm là tiếng Đức và tiếng Nhật, nâng tổng số môn thi trắc nghiệm lên 9 môn, bao gồm: vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức và tiếng Nhật. Đề thi tốt nghiệp THPT gồm 40 câu trắc nghiệm đối với các môn: vật lý, hóa học, sinh học và 50 câu đối với các môn ngoại ngữ.

Năm ngoái, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thể hiện rõ sự phân hóa giữa các vùng miền. Thứ trưởng cũng vừa khẳng định, đề thi năm nay sẽ lưu ý hơn đến khoảng cách vùng miền đó, có nghĩa là tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp sẽ tăng lên?

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thì không dự báo được. Nhưng nếu năm nay, tỷ lệ tốt nghiệp có cao hơn thì cũng là chuyện bình thường bởi qua 2 năm thực hiện cuộc vận động “2 không”, thái độ, trách nhiệm giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh đã có chuyển biến tích cực.

Như tôi đã nói ở trên, công tác làm đề thi sẽ có lưu ý đến “khoảng cách” vùng miền. Ra đề thi là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các thầy, nhưng bộ có lưu ý đối với các vùng nông thôn; đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Quá trình học thì dùng chung 1 chương trình, dùng 1 bộ SGK cho nên việc phân hóa là đương nhiên. Do vậy việc ra đề thi sẽ phản ánh mặt bằng chung nhưng phải bảo đảm phân hóa, những HS ở những vùng có điều kiện tốt hơn sẽ đạt được điểm cao ở một số câu. Còn lại kiến thức trung bình đảm bảo ở mức cơ bản thì các vùng đều có thể làm được.

Thứ trưởng nghĩ sao khi số đông thí sinh vẫn cảm thấy rất nhiều áp lực trước kỳ thi 2008 – được xem như kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng trước khi thực hiện kỳ thi “2 trong 1”?

Số thí sinh tốt nghiệp THPT năm nay tăng 15% so với năm trước. Thanh tra cũng được tăng cường nhiều hơn để đảm bảo tính nghiêm túc của trường thi. Các em hãy yên tâm, bình tĩnh làm bài. Quan điểm của chúng tôi là tạo ra một kỳ thi nghiêm túc, nhưng không có nghĩa là tạo ra những áp lực, những yêu cầu vượt quá sức của các em.

Cảm ơn Thứ trưởng.

Theo Đinh Lan
SGGP

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 17


Hôm nayHôm nay : 3095

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 184977

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7575389

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 24-05-2016 09:51:02 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:42 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:25 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:04 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:46 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:26 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:05 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:48:45 PM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai