»

Đặc sắc sân khấu dân gian Tày - Nùng

Thứ ba - 24/05/2016 02:17
(ĐHVH) - Sân khấu dân tộc là hình thái văn hóa được phát triển mang tính kế thừa từ các trò diễn xướng dân gian, là sản phẩm của sự sáng tạo tinh thần của mỗi tộc người.
 
Việt Nam - quốc gia có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống - tuy nhiên lại rất ít dân tộc có sân khấu truyền thống mang tính chuyên nghiệp như sân khấu của người Việt. Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang thì phần lớn sân khấu dân tộc còn ở dạng dân gian truyền miệng dưới các hình thái sinh hoạt lẻ thức, mang tính cộng đồng của nền nghệ thuật tiền giai cấp và tính bản địa nguyên sơ.
 
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cộng đồng Tày – Nùng là một trong số ít dân tộc đã từng có sân khấu chuyên nghiệp. Trong đời sống văn hóa của cộng đồng Tày-Nùng có rất nhiều trò diễn dân gian mang yếu tố sân khấu, được xuất phát từ vốn dân gian phong phú, có tự ngàn đời với các làn điệu sli, lượn, hát then, nàng ới…điển hình của những trò diễn có tính sân khấu là Hội Lồng Tồng, bắt ma, trừ tà trong Mo Then.
 
Ở Then, các trò diễn mang tính sân khấu khá cao và đó là một trong những cơ sở hình thành nên sân khấu dân tộc trong cộng đồng Tày-Nùng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố sân khấu trong Then Tày qua Thống đẳm, Pang khoăn, hay Cấp sắc, Cầu hoa…




                  Trình diễn hát Then trên sân khấu toàn quốc

 
Trong Thống đẳm, cuộc hành trình của quan quân Then đưa người chết về với tổ tiên (về Mường Trời) theo quan niệm của người Tày phải đi qua ba tầng trời được Then và các Slay (học trò của Then) diễn tả rất chi tiết và hấp dẫn. Với những động tác mô phỏng mang tính sân khấu cao như: Phất cờ về phía sau lên ngựa/ phất cờ về phía trước xuất quân. Kèm theo tiếng reo hò ơi la cùng tiếng kèn tiếng trống thúc giục quan quân lên đường. Khi đội quân Then qua tầng trời thứ nhất với quan niệm của người Tày Đăm trần sao âm vậy nên đến tầng trời thứ hai phải vượt qua 12 bến nước, lúc này quan quân Then nghỉ ngơi kiểm lại binh mã chuẩn bị cho “Vựt khái”. Trong Thống đẳm thì đây là đoạn xôi nổi nhất. Đó là những động tác diễn xướng mô tả quan quân Then chèo thuyền vượt ghênh nước, đánh nhau với thủy thần, vật lộn với sóng dữ. Động tác mô phỏng lúc này mang tính sân khấu cao và đầy kịch tính. 






Sân khấu dân tộc-Hình thức diễn xướng dân gian cần được bảo tồn



Cùng với Thống đẳm còn có các nghi lễ khác cũng mang nhiều yếu tố của sân khấu như lễ Cầu an (vía lạc không biết đường về phải mở lễ để tránh ốm đau bệnh tật) vào tháng 7 – 9 âm  lịch, hay người già tính theo Can, Chi đến năm hạn phải làm lễ vào dịp giêng hai với bài then Pang khoăn cũng thể hiện tính sân khấu khá rõ nét hay như lễCầu hoa cũng vậy. Chỉ với một số nghi lễ tâm linh của đồng bào dân tộc Tày chúng ta đã thấy ẩn chứa trong đó nhiều yếu tố sân khấu.

 
Cộng đồng Tày – Nùng ở phía Bắc có khá nhiều hình thức diễn xướng dân gian, tính trình diễn sân khấu rõ nét trong lối hát nghi lễ hoặc hội. Đặc biệt là Mộc thầu hí (hát Giá hai) ở Cao Bằng. Đây là loại hình sân khấu cổ điển của Trung Quốc (người Choang) thuộc loại kịch thần thoại. Khi vào Cao Bằng đã được Tày - Nùng hóa về nội dung, tư tưởng, thẩm mỹ gần gũi với đời sống tinh thần của cư dân bản địa.  Giá hai là một dạng ca kịch, với 3 nhạc công, một trống, một sáo, một nhị. Diễn viên một hoặc nhiều người tùy thuộc vào vở diễn. Nội dung thường là diễn các tích chuyện như Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Thoại Khanh Châu Tuấn, Thạch Sanh, Phạm Tử Ngọc Hoa…Hát Giá hai ở Cao Bằng phổ biến ở thị trấn Thông Hòe – Trùng Khánh năm 1960 – 1965 là giai đoạn phát triển nhất của kịch hát Giá hai, đã có nhiều đoàn biểu diễn kịch Giá hai lưu động mà điển hình nhất là đoàn kịch Giá hai Thông Hòe. Từ những trò diễn mang yếu tố sân khấu đến kịch hát Giá hai đã phản ánh được sự tồn tại của sân khấu chuyên nghiệp trong cộng đồng Tày – Nùng. 





Từ trò diễn sân khấu đến kịch hát "Giá hai" đã phản ánh sự phát 

               triển của nghệ thuât sân khấu Tày - Nùng

Trên cơ sở các trò diễn dân gian mang yếu tố sân khấu, các nhà viết kịch đã khai thác tương đối hiệu quả, nổi lên một số tác giả như: Nông Đình Tuấn, Nông Ích Đạt, Dương Coỏng…với một số tác phẩm tiêu biểu như “Kim đồng”; “Đội du kích Ba Bể”; “Bố con ông Khoằn và cây súng”…được đồng bào dân tộc hào hứng đón nhận.
 
Lịch sử phát triển sân khấu bắt nguồn từ những hình thức diễn xướng có yếu tố sân khấu như Opera hình thành từ Oratorio (thanh xướng cổ Hy Lạp), sân khấu Cải lương từ ca nhạc tài tử Nam Bộ hay sân khấu Dù kê của đồng bào Khơme hình thành từ kịch múa cổ điển Rôbăm và sân khấu dân tộc của đồng bào Tày – Nùng cũng được hình thành trên cơ sở đó. Tuy chưa được lớn như các sân khấu chuyên nghiệp khác nhưng rõ ràng sân khấu dân tộc của cộng đồng Tày – Nùng cũng đã phần nào khẳng định được quá trình phát triển từ diễn xướng dân gian đến sân khấu dân tộc mang tính truyền thống và hiện đại. 


Bài và Ảnh: Hoàng Chiến Thắng
K10 - ST - LL & PBVH.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 3137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 185019

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7575431

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 24-05-2016 09:51:02 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:42 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:25 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:50:04 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:46 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:26 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:49:05 PM
Đăng lúc: 24-05-2016 09:48:45 PM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai