»

Bức tranh toàn cầu hóa

Thứ tư - 25/05/2016 08:16

Đặng Phương Kiệt
Tạp chí Tia sáng

Những con số được trích dẫn sau đây rút ra từ tác phẩm "Cuộc cách mạng giáo dục" của hai đồng tác giả G.Dryden and J.Vois cũng như từ chương trình Khóa huấn luyện Nghề lãnh đạo quản lý do Công ty Tư vấn chiến lược quản lý Oxford IPC (Anh, Úc, Hồng Kông, Mêhicô và Trung Quốc) khởi xướng. Một số liệu có thể không chính xác 100% vì lý do thế giới thay đổi nhanh chóng. Song dẫu sao chúng vẫn được xem là những xu thế phát triển đang làm lay động các nền kinh tế và các quốc gia trên khắp thế giới.

Những xu thế phát triển mang tính toàn cầu

1. Quá trình toàn cầu hóa mau lẹ, không đoán được do ham muốn thỏa mãn vật chất thúc đẩy.

Sự chuyển mình sang thế kỷ XXI được ví như một "Cơn thay đổi". Chúng ta đang sống trong một thế giới không có biên giới rõ ràng, nơi đó mọi thứ gần như sẵn sàng tại bất cứ nơi nào trên hành tinh này.

Với sự phá vỡ các biên giới quốc gia, người ta ước tính thương mại toàn cầu sẽ gia tăng chừng 1.600% nội trong 40 năm qua và tốc độ sáng kiến cũng như mức độ gia tăng sản phẩm ngoài trí tưởng tượng: hãng Sony tung ra thị trường 3 sản phẩm mỗi giờ còn hãng Disney thì 5 phút đưa ra một sản phẩm.

 

Hiện nay, ta có khả năng tạo ra của cải, vật chất vượt quá nhu cầu nhưng lại không giải quyết được vấn đê nghèo đói cũng như không thay đổi được tâm lý thiếu thốn dẫn tới ham muốn tích lũy của cải nên thế giới ngày nay được mô tả là chứa đựng "đầy ẩn họa toàn cầu”.

2. Moi thứ đều công khai và sẵn sàng - cái tốt nhất cũng như cái xấu nhất

Thời đại hiện nay còn được mệnh danh là thời đại của thông tin hoặc thời đại "giao lưu tức thì". Với sự bùng nổ của truyền thông đại chúng, bất kỳ điều gì xảy ra tại bất kỳ nơi nào trên thế giới đều được biết đến hầu như tức thời tại một ngõ ngách trên thế giới. Và thương mại điện tử phát triển 30% mỗi tháng tăng gấp đôi sau mỗi 100 ngày.

Hệ quả là không có gì có thể che giấu được lâu và công luận ngày càng gia tăng quyền được lựa chọn hoạt động của các tổ chức và các Chính phủ.

Người ta cũng ước lượng khối kiến thức có sẵn trên thé giới tăng gấp đôi sau mỗi hai đến ba năm, tạo áp lực cho các hãng, tập đoàn phải cạnh tranh về kiến thức và những “điều mơ hồ" như năng lực giao lưu, năng lực suy nghĩ và tinh thần sáng tạo.

3. Sự sụp đổ của các hệ giá trị và sự cáo chung các ý thức hệ

Ngày nay thế giới là do kinh doanh lãnh đạo. Nghiên cứu khoa học từng đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước giờ đây hầu như hoàn toàn chuyển sang thế giới doanh nghiệp.

Tâm lý và những mục tiêu mang tính toàn cầu là nhắm vào việc làm giàu, nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu tự thỏa mãn. Năm 1999, một nghiên cứu về tham vọng của người dân Trung Quốc do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tiến hành cho thấy 66% người có tham vọng hàng đâu là làm giàu. Một nghiên cứu khác được Đại học Havard tiến hành cho thấy số thời gian những người cha dành cho con cái tụt xuống từ 45 phút mỗi ngày vào thập kỷ những năm 1960 chỉ còn 6 phút hiện nay. Tại mỗi nước tham gia nền kinh tế toàn cầu thì nạn ly hôn leo thang và stress tác động đến hầu hết các tầng lớp trong xã hội.

Những hệ qủa

1. Mất quyền kiểm soát

Ngày nay, không ai thực sự làm chủ được chiều hướng mà thế giới đang chạy đua và không ai thực sự biết được bất cứ điều gì trong tương lai. Mới vài thập kỷ đây thôi, các chính phủ vẫn còn khả năng lập pháp trước khi các xu thế xã hội, trước sự đổi mới kỹ thuật do vậy vẫn giữ được quyền kiểm soát. Giờ đây, quá trình giao lưu, đổi mới, sản xuất và truyền bá diễn ra mau lẹ tới mức các cơ quan nhà nước chỉ có thể điều hòa và kiểm soát chúng sau khi chúng đã lan truyền rộng rãi trong xã hội.

2. Con ngựa ngày càng có quyền quyết định cuộc sống của mình

Do chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển và của cải vật chất cũng như hiểu biết được phổ biến rộng rãi nên con người ngày càng có quyền đưa ra những quyết định cho chính mình.

Với sự suy sụp của các hệ giá trị truyền thống, con người cũng ngày càng mất đi những quy chiếu vốn thưởng được vận dụng làm kim chỉ nam cho những quyết định về cuộc sống, cho cái tốt nhất cũng như cái xấu nhất.

3. Hố ngăn cách giữa giàu và nghèo càng bị khoét sâu dần tới ất ổn xã hội - gia tăng mâu thuẫn: từ tấm quốc tế tới tầm xã hội, tầm cá nhân.

Trong một thế igới mà tiềm lực tạo ra của cải chưa từng được phát triển như thế, con số các trẻ em đang sống dưới ngưỡng nghèo khó tại Hoa Kỳ chẳng hạn đã gia tăng 30% hai chục năm gần đây.

Cũng tại Hoa Kỳ và đây là kiểu mẫu các xu thế ít nhiều tương tự như phần lớn các quốc gia khác, 20% cư dân giàu nhất kiếm được hơn 50% thu nhập Quốc gia, ước lượng tới năm 2020, con số này sẽ là 60% trong khi 20% số dân cư thấp kém nhất chỉ được hưởng 2% mức thu nhập Quốc gia.

Tại Vương quốc Anh, kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, mặc dù thu nhập bình quân đã tăng 8 lần song trầm nhược tăng 4 lần, những vấn đề gia đình tăng 20 lần, bạo hành đường phố tăng 30 lần và tệ nạn ma túy vị thành niên tăng 200 lần.

Xung đột vốn thường xảy ra giữa các Quốc gia thì ngày nay đã chuyển sang "nội bộ" các quốc gia: giữa các cộng đồng, các gia đình và cuối cùng là giữa các cá nhân. Thế kỷ XX đã là thế kỷ đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới với chừng 100 triệu người chết, 80% là dân thường. Ngày nay, nguyên nhân của sự chết chóc không còn bởi chiến tranh mà bởi tình trạng stress, bởi cái được gọi là "những bệnh tâm thể" cũng như những bệnh bắt nguồn từ sự tiêu thụ quá mức. Stress được mệnh danh là "bệnh dịch" của thế kỷ XXI và đang giết chết nhiều người, không kém nạn nghiện thuốc lá, bệnh cao huyết áp, bệnh tăng cholesterol máu và nạn béo phì.

Và trong 40 năm qua, con số những người tự sát trên thế giới đã tăng 60%, cứ 40 giây có một người tự sát và số người tự tử được cứu thoát nhiều gấp 25 lần.

Những cơ hội

1. Vận dụng những thàhtựu khám phá bản sắc nhất thế giới

Với đà gia tăng khủng khiếp các phương tiện thông tin và kiến thức, ngày nay mỗi người có thể tạo ra những hệ thống hữu hiệu và thành công nhất bằng cách chọn lọc những giải pháp đem tại thành công nhiều nhất trên thế giới và triển khai chúng trong bối cảnh nền văn hoá và nhu cầu của chính mình.

2. Khám phá ý thức bằng khoa học, tái khám phá tiềm lực trí tuệ

Với đà phát triển của tâm lý học và vật lý lượng tử, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã mở rộng rất nhiều sang phạm vi hiện nay vẫn bao gồm tâm trí con người và tìm hiểu xem ý thức ảnh hưởng thế nào tới tri giác thực tại cũng như đến ứng xử và thành đạt của ta. Sự phát triển con người trong mọi lĩnh vực ngày càng làm nổi bật sự phát triển nhân cách, các nhà lãnh đạo giờ đây khuyến khích suy nghĩ cá nhân, sự tự nhận thức, sự giao lưu cởi mở và đầu óc sáng tạo.

3. Tôn vinh tiềm lực con người, trao quyền cho cá nhân và vai trò của phụ nữ

Vì lý do không ai có thể đoán trước được tương lai nên điều này cũng có nghĩa là mỗi cá nhân trên hành tinh này đều có năng lực chủ động tham gia vào sự sáng tạo của nó. Cần có hai phẩm chất chính: lòng tự tin và một thái độ cởi mở và ham học hỏi.

Một xu thế quan trọng khác trong thế giới ngày nay là gia tăng vai trò của phụ nữ trong các công việc của xã hội, trong kinh doanh và trong cả chính trị. Đây là dấu hiệu của một thời kỳ trong lịch sử loài người mà "tư duy cứng rắn” và hành vi quyền lực đang chấm dứt. Ngày nay, các nhu cầu lao động có hợp tác, với nỗ lực cộng đồng, tính bền vững, tính sáng tạo và trực giác, phụ nữ có cơ may nhiều hơn đóng góp tài năng và những mặt mạnh cho xã hội.

Những nhu cầu

Con người cần có niềm tin nhiều hơn, nghĩa là có suy nghĩ và nhận thức được chính mình nhiều hơn. Điều này có nghĩa là cần làm sáng tỏ ý nghĩa về căn tính về động cơ và những giá trị cá nhân cũng như lựa chọn nhằm xác định nguyên lý rõ ràng cho cuộc sống cá nhân khả dĩ tạo ra những lựa chọn tích cực và có trách nhiệm mà không hề phụ thuộc vào một hệ nào ở bên ngoài. Điều này cũng có nghĩa là có khả năng tự quản lý được mình.

Vì mục đích đó, ta cần những phương pháp luận có hiệu quả để học tập, suy nghĩ và phát huy tự nhận thức cũng như để giao lưu có kết quả, để giai quyết các vấn đê, giải quyết mâu thuẫn và có đầu óc sáng tạo.

Ta cũng cần hỗ trợ con người trong lập trường, tinh thần trách nhiệm để phát huy các phong cách lãnh đạo nhằm trao quyền cho các cộng sự một cách tích cực và giữ vững thế cân bằng giữa tự do cá nhân với trách nhiệm xã hội, giữa lòng tự tin với sự giao lưu có hiệu quả.

Một mô hình tổ chức mới

Với thực tại thay đổi trên thế giới, một mô hình tổ chức mới giờ đây đã xuất hiện trên khắp thế giới chịu sự chi phối của xu thế toàn cầu hóa và những điều kiện kinh tế xã hội không thể đoán trước. Những mô hình này xây dựng chung quanh cải trực là năng lực học tập, suy nghĩ, giao lưu và tự thay đổi. Con người đã trở thành tài sản nền tảng và vai trò chủ chốt.

Mô hình này ứng dụng cho tất cả các quy mô kinh doanh, cho các tổ chức cũng như các chính phủ, các định chế giáo dục và nghiên cứu.

Dưới đây là bảng so sánh những thái độ, tâm lý và thực hành giữa các tổ chứctheo kiểu cũ với những tổ chức theo hệ pháp mới. Những cách làm của hệ pháp cũ không “sai”, song là những cách làm của một thời đã thuộc vào quá khứ. Chúng ta vận hành tốt khi những điều kiện của thế giới còn ổn định và được kiểm soát. Giờ đây chúng ta trở thành vô hiệu trong một bối cảnh có quá nhiều thay đổi. Thành thử năng lực phát hiện những cơ hội chưa được hình dung ra và việc nảy sinh sáng kiến tạo ra tương lai là những thế mạnh thực sự của các tập đoàn và các nền kinh tế quốc gia.

Quản lý

Rốt cục, cách quản lý tập đoàn và các quốc gia cũng giống như quản lý gia đình và bản thân vậy.Vì lý do người ta thường học cách quản lý bản thân bằng cách bắt chước những phong cách lãnh đạo, thông qua thực hành giáo dục nên nhiều lúc cảm thấy bản thân bị giam hãm trong một vòng luẩn quẩn dường như không thể thoát ra được.

Bất cứ ai thấy cần thiết phải thay đổi đều đặt câu hỏi:

Vậy bắt đầu từ đâu? Thay đổi các hệ thống và các phong cách quản lý mà không làm thay đổi tâm lý và phong cách tư duy thì đều sẽ lãng phí thời gian. Thế nhưng lại cần thay đổi các phong cách tư duy và thái độ của cá nhân trong một bối cảnh không ho trợ. Những giả định tương ứng là phải chấp nhận thử thách và bất trắc.

Có lẽ câu trả lời nằm trong một chiến lược đồng bộ hóa kết hợp cả thay đổi con người lẫn tổ chức. Song điều này cần được thực hiện tại tất cả mọi cấp trong xã hội: từ nhà nước đến các tập đoàn, các đơn vị, gia đình và sau chót là cá nhân. Nếu chờ đợi sẽ cải thiện hoặc thay đổi trong bất cứ lĩnh vực nào thì cần bắt đầu bằng việc quan sát xem sự cải thiện hoặc thay đổi diễn ra trong tư duy của ta như thế nào.

Mô hình tổ chức mới

Khi bước vào "thời đại thông tin “ và vào lúc thông tin thiết yếu như vậy, là dòng chảy thông tin trong nhiều tổ chức vẫn chưa có mấy hiệu quả.

Nhờ công lao các thế hệ những nhà nghiên cứu, giờ đây người ta đã nhìn nhận tổ chức như một hệ tổng thể, giống như một hệ cơ thể sống trong đó mỗi cá nhân có một vai trò sống còn, thay vì một cấu trúc tôn ti có quyền uy từ trên xuống.

Mô hình này xuất hiện song song với những khám phá trong lĩnh vực y học giúp ta hiểu được rằng cơ thể con người được xem như một sinh thể sống trong tình trạng biến dị thường xuyên, trong đó mỗi tế bào có một mức tự chủ nhất định trong việc đưa ra quyết định của mình. Nghiên cứu về não bộ cũng đã loại bỏ được cách nhìn cơ học thường được vận dụng để nhìn về bộ não trước đây và giờ mô tả nó như một hệ hữu cơ liên lực thay đổi, tiến hóa và phát triển, phần nào giống một cái cây. Những mô hình tương tự đã được vận dụng trong các lĩnh vực vật lý học, vật lý học thiên thể, sinh học cũng như trong các khoa học xã hội, giáo dục và quản lý. Hết thảy các mô hình này đều chia sẻ một quan điểm chung: thừa nhận ảnh hưởng to lớn của từng bộ phận trong việc vận hành toàn thể, xem tổng thể như là một cơ thể hữu cơ, là kết quả tương tác của nhiệm vụ cơ học được ra lệnh tù một "bộ não duy nhất".

Tự tổ chức

Khái niệm mô hình tổ chức mới ra đời chịu ảnh hưởng rất nhiều của quan niệm "tự tổ chức".

Vậy "tự tổ chức" là gì? Đó là điều rất đơn giản: mỗi hệ hữu cơ, mỗi cơ thể sống hoặc con người có ý thức đều làm như vậy, nghĩa là bản thân nó tự tổ chức lấy một cách tự nhiên bởi chính nó. Không cần được ra lệnh, kiểm soát hoặc bị ép buộc, song nó cần được chăm sóc, được duy trì bền vững và được hướng dẫn. Nó được quyết định từ nội tại bởi một "mã" tích cực để vận hành hoặc tiền hóa theocác nguyên lý, bản chất riêng của nó. Và bản chất này là không thế thay đổi. Đó là mã di truyền trong phát triển con người hoặc trong sự lớn lên của một cái cây, một bông hoa hoặc một hành tinh. Quan niệm này giờ được mở rộng sang hết thảy mọi "cơ thể", bao gồm cả các tổ chức.

Một "tổ chức" là một tổng số phức hợp các nhiệm vụ do con người thực hiện, được tổ chức ra vì mục đích sản xuất. Song, một tổ chức cũng là một "cơ thể” có phần sống động, phát triển và thay đổi. Và để "tổ chức ra” lại là một chức năng khác không phải "để kiểm soát”. Một cơ thể có tính năng động của nó, có đà tiến và có thể hoạt động hoàn hảo với một mức kiểm soát tối thiểu. Hãy nghĩ tới cơ thể bạn: một trong những tổ chức phức hợp nhất trong vụ trụ tổng thể này. Liệu bạn có cần kiểm soát vài nhiệm vụ cụ thể và đôi khi phức hợp cao độ được thực hiện mỗi giây bởi hàng tỉ tế bào của bạn không thể làm điều đó vì chúng "tự tổ chức lấy". Điều duy nhất cần làm là có một chế độ dinh dưỡng và luyện tập thích hợp để kích thích và giữ vững hệ chống.

Một trong những ví dụ hiển nhiên nhất về "tổ chức lấy" là giao thông đồng. Hãy thử tưởng tượng đô thị của bạn. Số lần người hoặc xe cộ di chuyển từ điểm này tới điểm khác đong một ngày có thể tới vài trăm ngàn hoặc một triệu hoặc nhiều hơn. Và nó vẫn hoạt động: giao thông tự tổ chức lấy. Giao thông được vận hành, không phải vì lý do có một người nào đó điều khiển từ bên ngoài mà vì lý do mỗi người lái xe biết rõ phải làm gì vào mỗi thời điểm nào. Nó là tổng thể của tất cả những quyết định có ý thức và không thể được kiểm soát khác được.

Bạn không thể kiểm soát giao thông đô thị mà chỉ có thể giúp nó thuận tiện hơn. Bạn không thể kiểm soát từng người lái xe song điều bạn có thể làm là động viên họ thay đổi thái độ và hành vi thông qua giáo dục một cách thỏa đáng.

Sự tương thuộc

Một mô hình mới về các xã hội trong đó những cấu trúc kiểm soát cứng nhắc, mệnh lệnh mang tính "phụ thuộc" và những kiểu ứng xử đối trọng mang tính "độc lập", vừa vô tổ chức, vừa nổi loạn giờ đây được thay thế bằng mô hình "tương thuộc" được phần lớn các tập đoàn và các quốc gia nhạy cảm ưa chuộng: hiệp đồng tài năng, cộng tác và hợp tác. Kết quả thật to lớn: kích thích năng suất, học tập, các khả năng sáng tạo, cài thiện các mối quan hệ, giảm thiểu đáng kể mâu thuẫn và các ứng xử ngang trái, gia tầng cuộc sống thoải mái của cá nhân.

Những ý tưởng này không mới.Thực sự chúng cũng "xưa" như cái thế giới này và có thể được tìm thấy trong phần lớn các nền văn hóa truyền thống, đặc biệt các nền văn hóa Châu Á.

Ta có thể mệnh danh cách nhìn này trong cuộc sống là "thiên về sự tôn trọng": tôn trọng các cá nhân, tôn trọng sự đóng góp mà họ có thể mang lại cho toàn thể, tôn trọng các thế giới năng động bên mình, tôn trọng các hệ thống đang hiện hữu, tôn trọng năng lực các nhà lãnh đạo góp phần vào sự phát triển của đất nước, tôn trọng lẫn nhau và sau chót là tự tôn trọng mình.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 4225

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 186107

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7576519

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 25-05-2016 08:51:02 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:42 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:25 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:04 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:46 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:26 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:05 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:48:45 AM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai