»

Kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2015)

Thứ ba - 01/03/2016 21:58

Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Núp sau quân Anh - Ấn, chúng trắng trợn gây nên những vụ xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ. Tiếp đó, khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, thực dân Pháp gây ra những vụ bắn phá giết hại dân ta ở Hải Phòng, Hà Nội… mở đường cho việc xâm lược cả nước ta.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, một số chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bệnh binh một cách tận tình chu đáo.

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên là “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên), ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là hội trưởng danh dự của Hội.

Ngày 28/5/1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ chủ tịch đã đến dự.  Ngày 7/11/1946, cũng tại Nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”, tại đây Hồ Chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hi sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch chọn một ngày nào đó làm ngày kỷ niệm và tưởng nhớ các thương binh, liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung uơng lấy ngày 27/7/1947 làm “Ngày Thương binh toàn quốc” (về sau đổi thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ”).

Ngày 27/7/1948, trong lời kêu gọi nhân “Ngày Thương binh toàn quốc”, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh:

“... Thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào.

Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ phải tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sĩ.

Tôi cũng rất mong muốn đồng bào sẵn sàng giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần...”.

Từ đó, cho đến lúc cuối đời, cứ đến ngày 27 tháng 7, Hồ Chủ tịch đều gửi thư thăm hỏi, động viên các thương binh, gia đình liệt sĩ và nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.

Bác Hồ thăm hỏi chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn bị mù cả hai mắt nhưng có nhiều sáng kiến cải tiến nông cụ 
tại Hội nghị Thanh niên xã hội chủ nghĩa khu Việt Bắc (13/3/1960).
 

Năm 2015 là năm đánh dấu 68 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2015). Trong những ngày tháng 7 này, thể hiện sự tri ân, tiếp nối đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trên khắp mọi miền đất nước đang diễn ra nhiều hoạt động thiết thực ý nghĩa đối với thương binh, người có công và gia đình liệt sĩ. Đây cũng là dịp để tôn vinh những anh hùng, bà mẹ Việt Nam anh hùng đã đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Tin Bộ GD-DT

Lễ trao thưởng cho các học viên xuất sắc GYBM khóa 5 giai đoạn sơ cấp
(ĐHVHHN) – Sau 3 tháng học tập, 97 học viên GYMB khóa 5 đã vượt qua giai đoạn sơ cấp, với những thành công bước đầu. Chiều ngày 11/12/2015, Trường Đại học Văn...

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 2960

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 88625

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7479037

Tin tổng hợp Xem tất cá các tin tổng hợp
Đăng lúc: 25-05-2016 08:51:02 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:42 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:25 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:50:04 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:46 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:26 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:49:05 AM
Đăng lúc: 25-05-2016 08:48:45 AM
Thông tin bản quyền
    + TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
    + Đ/C: Cẩm Mỹ , Đồng Nai